10 địa điểm du lịch nổi tiếng Bạc Liêu
Tiếp tục cuộc hành trình khám phá 64 tỉnh thành của Tổ Quốc Việt Nam. Hôm nay mình xin giới thiệu về một vùng đất, một tỉnh nằm giáp với tỉnh Cà Mau, mà cứ hễ nhắc tới công tử đốt tiền nấu trứng là ai cũng biết ngay đó là tỉnh Bạc Liêu.
1. Vài nét về tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu như đã nói, có ranh giới giáp với Cà Mau và nằm cùng trên bán đảo Cà Mau, cực nam của Tổ Quốc. Ngày 20-12-1899, quyết định chính thức thành lập tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên đến ngày 22-10-1956 thì tỉnh Bạc Liêu bị nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Đến ngày 8-9-1964 thì tỉnh Bạc Liêu được tái thành lập. Chưa dừng lại ở đó, 2-1976 tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể một lần nữa, sát nhập vào tỉnh Minh Hải. Đến tận ngày 6-11-1996, tỉnh Bạc Liêu mới được tái thành lập lại và chính thức hoạt động từ 1-1-1997 đến tận ngày nay.
Công trình tiêu biểu ở Bạc Liêu |
Ở Bạc Liêu có đa dạng về dân tộc sống như người Chăm, Việt, Khmer, người Hoa…Người dân ở đây sống rất là phóng khoáng – trở thành đặc trừng của người Nam Bộ. Nhắc đến Bạc Liêu người ta thường nhắc đến các giai thoại gắn liền với Bạc Liêu như : Công tử Bạc Liêu nhà giàu và chịu chơi, tiêu tiền không tiết. Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu với bài Dạ cổ Hoài Lang nổi tiếng tận ngày nay và được xem như là nền móng của cổ nhạc ngày nay.
Bạc Liêu còn nổi tiếng với nghề làm muối. Muối Bạc Liêu nổi tiếng không có vị đắng, chát, ít lẫn tạp chất. Dưới thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối ở nơi đây rất là nhộn nhịp và phát triển, được ví như vựa muối lớn nhất khu vực miền tây.
Xem Thêm : 64 địa điểm du lịch cực " Hot " của Việt Nam
2. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu
A. Quan Âm Phật Đài Mẹ Nam Hải
Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Bạc Liêu. Bất cứ du khách nào đến Bạc Liêu cũng đã từng 1 lần ghé tham quan ngôi chùa này. Chùa nằm cách thành phố Bạc Liêu khoảng 8km, tọa lạc ở phường Nhà Mát, thuộc hệ phật giáo Bắc Tông.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát |
Bước vào cổng chùa, du khách sẽ thấy ngay một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát với chiều cao 11m đứng linh thiêng giữa một không gian rộng lớn hướng nhìn ra biển Đông. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc văn hóa tâm linh nổi tiếng của người dân ở đây nói riêng và của cả nước nói chung. Du khách đến đây có thể cầu phước lành cho gia đình, người thân, dâng hương, lễ phật.
Hằng năm vào ngày 22, 23,24 tháng ba âm lịch hằng năm nhà chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải. Đây là lễ hội Phật Giáo lớn của tỉnh Bạc Liêu và cũng được công nhận chính thức là lễ hội của Phật Giáo. Ngoài ra cũng còn nhiều lễ hội khác được tổ chức như lễ hội Vu Lan, Quán Thế Âm, Phật Đản.
Tổ chức lễ ở Chùa |
Bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn, sự thanh thản khi đến thăm Quan Âm Phật Đài Mẹ Nam Hải mang lại. Chính Phật Bà là người phù hộ cho những người dân ở đây tránh khỏi những xuôi xẻo trong khi ra khơi đánh cá cũng như tránh được thiên tai bão lũ.
Du khách cũng sẽ chiêm ngưỡng được Điện Quán Âm khi đến đây tham quan. Đó là dãy nhà rộng lớn nằm phía bên trái của tượng Phật Bà nhìn từ phía trong. Điện được xây theo lối kiến trúc cổ của Việt Nam. Phía tay phải của Phật Bà của Điện Địa Tạng – một kiến trúc đẹp cổ kính.
Nổi bật ấn tượng khi du khách đến tham quan nơi đây là núi Quan Âm được xây dựng phía trước của Phật Bà, mang đạm nét Phật Giáo có chiều cao 45m, ngang 45m, rộng 90m, kinh phí xây dựng lên tới 100 tỉ đồng.
B. Nhà thờ Tắc Sậy
Điểm đến tiếp theo không thể thiếu trong hành trình khám phá địa điểm du lịch Bạc Liêu đó là nhà thờ Tắc Sậy – một điểm tham quan nổi tiếng gần xa, gắn liền với cuộc đời cha Trương Bửu Diệp – người có ơn lớn với tín đồ công giáo nơi đây.
Chánh điện nhà thờ Tắc Sậy |
Vài nét về Cha Trương Bửu Diệp
Cha sinh ngày 1-1-1897 tại làng Tân Đức, nay là ấp Mỹ Lợi, huyện chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 12 tuổi, cha được gia đình gửi học tại Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và tiếp tục học Đại chủng viện Nam Vang. Năm 1924 Cha được bổ nhiệm làm phó xứ họ đạo Hố Trư – đây là họ đạo của những người Việt ở tỉnh Kaldal Campuchia. Sau 3 năm, Cha được chuyển về làm giáo sư tiểu chủng viện Cù Lao Giêng. 3 năm tiếp theo Cha được cử quản nhiệm họ đạo Tắc Sậy. Cha đã gắn bó với Tắc Sậy suốt 16 năm cho đến ngày mất 12-3-1946. Có rất đông tín đồ từ khắp nơi đến để hành hương, viếng thăm Cha, trong đó có cả người nước ngoài.
Vài nét về kiến trúc nhà thờ Tắc Sậy
Đi về hường Cà Mau khoảng 37 km từ thành phố Bạc Liêu, bạn sẽ nhìn thấy ngay Nhà Thờ Tắc Sậy đồ sộ, uy nghi giữa một vùng hoang sơ nhưng không kém phần nhộn nhịp. Nhà thờ có một kiến trúc độc đáo duy nhất gồm 3 tầng : Tầng trệt là nơi để khách hành hương nghỉ ngơi sau chuyến hành trình dài đến địa điểm du lịch Bạc Liêu. Tầng 2, tầng 3 là nơi thờ cúng, tiền sảnh, dâng thánh lễ. Không thể nào miêu tả hết vẻ uy nghi, tráng lệ của nhà thờ. Chỉ bằng cách tận mắt nhìn thấy bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp linh thiêng của kiến trúc nhà thờ Tắc Sậy.
Phía bên phải chánh điện là nơi thờ cúng tượng cha Trương Bửu Diệp và cũng là nơi để khách hành hương có chỗ ngủ nghỉ qua đêm. Phía tay trái chánh điện là mộ phần của Cha Trương Bửu Diệp, được thiết kế công phu, độc đáo, mang đậm nét Công Giáo.
Xem thêm clip về Nhà thờ Tắc Sậy
Xem thêm clip về Nhà thờ Tắc Sậy
Tương truyền những người đến đây dâng hương, xin lễ đều cầu được ước thấy, cho thấy Cha Trương Bửu Diệp luôn luôn theo dõi, ban phúc cho những người có đức tin vào Cha.
C. Vườn chim Bạc Liêu
Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu. Giống như vườn chim Tư Na ở Cà Mau, bạn cũng sẽ tìm thấy được cảm giác yên bình, không khí mát mẻ cùng những tiếng chim muông ríu rít khi đến với vườn chim Bạc Liêu – một khu vườn đậm hoang sơ.
Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 6km về hướng biển, bạn sẽ đến được với vườn chim. Vườn nằm gần như tách biệt hẳn với không khí náo nhiệt, ồn ào của một thị xã đang phát triển. Đến đây, bạn sẽ như lạc vào một bức tranh nhiên nhiên đầy màu sắc, lạc vào một bản nhạc du dương mà người trình diễn là những chú chim, lạc vào một thế giới căng tràn không khí tươi mát, không khói bụi ô nhiễm.
Vườn chim Bạc Liêu cũng là một thảm rừng ngập mặn cực hiếm còn sót lại ở Việt Nam. Nó là nơi sinh sống, cư trú của nhiều loài động vật, thực vật. Bạn có thể men theo các con đường để vào vườn chim, cảnh tượng mở ra trước mắt bạn như một rừng nguyên sinh chưa có bàn tay con người khai phá.
Chim thú ở vườn chim Bạc Liêu |
Bạn sẽ được nhìn thấy đâu đó các loài động vật nấp mình dưới những gốc cấy, đâu đó những tổ chim treo lủng lẳng trên cành, đâu đó những bầy chim bay về sau chuyến hành trình dài. Tất cả tạo nên một không gian mở thật tuyệt vời cho bạn.
Đến đây bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức coffee đậm chất rừng núi. Đó là quán coffee duy nhất ở vườn chim để phục vụ du khách nghỉ ngơi sau chuyến khám phá dài. Bạn sẽ có cảm giác thật tuyệt vời khi ngồi nhâm nhi ly coffee và cùng nhìn ngắm những đàn chim bay lượn, những mảng xanh thực vật trù phú. Bạn cũng có thể leo lên đài quan sát cao khoảng 10m để phóng tầm mắt nhìn toàn bộ vườn chim.
Thưởng thức coffee ở vườn chim Bạc Liêu |
Vườn chim Bạc Liêu hiện nay được chính quyền địa phương các cấp quan tâm chú trọng bảo tồn. Nhằm mục đích tạo nơi sinh sống cho các loài động thực vật cũng như góp phần làm xanh bầu khí quyển. Vì thế lưu ý khi du khách đến đây, không được gây ra bất kì hành động gây nguy hiểm đến các loài động thực vật nơi đây.
D. Dinh Thự Công Tử Bạc Liêu
Thật là điều đáng tiếc nếu như bạn không đến tham quan nhà công tử Bạc Liêu khi đến du lịch tại nơi đây. Nhà công tử tọa lạc tại số 13 đường Điện Biên Phủ, P.3, TP. Bạc Liêu. Nhà công tử được xây dựng cạnh bờ sông Bạc Liêu do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế theo phong cách Châu Âu. Theo tương truyền thì ngôi nhà được xây dựng lúc công tử chỉ tầm 19, 20 tuổi.
Toàn cảnh nhà công tử Bạc Liêu |
Tuy đã được xây dựng hơn một thế kỉ nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét tinh tế, sang trọng lộng lẫy. Vì thế không khó gì ngôi nhà của ông thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm mỗi năm.
Bước vào đại sảnh, bạn sẽ thấy được ngay một không gian vô cùng rộng rãi với 2 phòng ngủ cùng với các đồ dùng trang trí khá là sang trọng. Bước lên lầu bạn sẽ thấy có tới 2 đại sảnh và 3 phòng ngủ được trang trí thiết kế cần trọng, tỉ mỉ toát lên sự hào hoa sang trọng.
Đại sảnh nhà công tử Bạc Liêu |
Tủ thờ trong nhà công tử khá là to và trang nghiêm, minh chứng cho sự huy hoàng của công tử ăn chơi nổi tiếng ở Nam Kì. Bước khỏi căn phòng thờ, du khách hãy lên tham quan sân thượng nhà công tử để tận hưởng sự thanh mát, kì diệu của kiến trúc mang lại. Đứng trên sân thượng, du khách sẽ nhìn thấy được dòng sông Bạc Liêu trôi lờ đờ, nhìn thấy sắc xanh từ xa xa, nhìn thấy sắc vàng từ ngôi nhà, cảm nhận làn gió mát nhè nhẹ thổi vào cơ thể. Thú vị hơn nữa là ngồi nhâm nhi tách café ngay trong nhà của công tử.
Kiến trúc là vậy, đồ nội thất trong nhà công tử cũng thuộc dạng đồ quí hiếm được bảo vệ rất cận trọng. Tất cả đồ cổ trong nhà công tử được chạm trổ tinh tế từ các nghệ sĩ tài hoa ở Nam Bộ. Tuy trải qua những năm tháng dài chiến tranh, gây hư hỏng mất mát một số đồ nhưng những thứ còn sót lại cũng cho thấy rằng ông giàu có đến mức nào.
Du khách khi đến đây có thể trải nghiệm cảm giác ngủ lại ở phòng của công tử Bạc Liêu. Tuy nhiên để được trải nghiệm cảm giác này, du khách cần phải đặt trước 1 tháng bởi lẽ ai cũng muốn được thử cảm giác ở một căn phòng sang trọng với đầy đủ tiện nghi, bậc nhất ở Bạc Liêu. Điểm ấn tượng trong căn phòng đó là chiếc điện thoại thời Pháp thuộc tới giờ vẫn còn sử dụng được, nó như là một nét chấm phá hoàn mỹ cho căn phòng của công tử Bạc Liêu.
Hãy ghé tham quan nhà công tử Bạc Liêu để nghe kể về giai thoại cuộc đời của gia đình ông. Chắc chắn đó sẽ là câu chuyện li kì mà khi nghe xong bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì giai thế cũng như cách công tử chứng minh độ giàu có của mình.
E. Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng hơn 10km thuộc địa phận xã Hiệp Thành. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất, lộng lẫy nhất, đẹp nhất trong khu vực Nam Bộ. Với những đường nét điêu khắc tinh tế, kiến trúc độc đáo chắc chắn sẽ để lại cho những du khách những ấn tượng không quên được khi đến đây tham quan địa điểm du lịch Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán thuộc hệ phật giáo tiểu thừa của người Khmer. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tên chùa là tên Khmer nhưng thực tế không phải như vậy, đó là tên tiếng Quảng Đông, Trung Quốc.
Chùa có một khuôn viên rất rộng được bao quanh bằng một bức tường được chạm hình con rắn thần cùng với nhiều hoa văn sặc sỡ, bắt mắt. Bên trong khuôn viên trồng những cây sao, cây dầu thẳng tắp. Cổng chùa mang đậm sắc thái Khmer với màu vàng dất đặc trưng cùng nhiều hoa văn tỉ mỉ. Từ cổng vào đến đền cách nhau khoảng 100m với mặt đường nhựa, sạch sẽ, trang nghiêm.\
>>> Đọc thêm : https://dangtuananh05.blogspot.com/2017/10/8-noi-phai-den-khi-du-lich-ca-mau.html
-->
>>> Đọc thêm : https://dangtuananh05.blogspot.com/2017/10/8-noi-phai-den-khi-du-lich-ca-mau.html
Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào những năm 1887, là quần thể kiến trúc độc đáo bao gồm chánh điện, nhà ở các tu sĩ, sala, tháp thờ hài cốt, các am… Chánh điện là nơi thờ chính của chùa, nằm ở trung tâm khuôn viên có nền cao 1m5 với nhiều bậc tam cấp. Trong chính điện có 2 hàng cột to và cao để nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được xếp thành nhiều lớp tạo không gian bên trong cao vút, thoáng mát.
Bên trong chính điện là nơi linh thiêng để thờ Phật. Xung quanh các bước tường thì được trang trí các bức phù điêu kể lại cuộc đời của Phật. Bàn thờ Phật thì được chạm khắc nhiều hoa văn tỉ mỉ, trang trong, thể hiện sự tôn nghiêm của đức Phật.
Chắc chắn khi đến đây du khách sẽ bất ngờ ngạc nhiên trước khuôn viên rộng lớn ở nơi đây. Đặc biệt du khách sẽ cảm nhận được cảm giác thanh tịnh, tâm hồn được gột rửa khi đến tham quan nơi đây.
Bích họa bên trong chùa Xiêm Cán |
Vào năm 1997 Chùa Xiêm Cán xây mới sala. Trên sala mới này được khắc hình Xa-Nặc đang dẫn con bạch mã Kiền-Đặc chở Thái Tử Si-Đạt-Ta qua sông để đến vùng đất A-Nô-Ma tìm đường giác ngộ. Vách trân của sala được chạm khác, trang trí họa tiết, đường nét rất chi tiết, công phu. Sala cũng là nơi để dạy chữ Khmer, dạy kinh, chữ Pali… lưu giữ các câu chuyện dân gian và văn hóa cho các phật tử.
Lưu ý khi đến tham quan Chùa Xiêm Cán là du khách phải bỏ mũ nón, bỏ dép đi chân không để thể hiện đúng những tập tục, bản sắc văn hóa của người dân Khmer Nam Bộ.
F. Phủ thờ dòng họ Cao Triều ở Bạc Liêu
Đến với các địa điểm du lịch Bạc Liêu là bạn đang đến với thánh địa của những địa điểm tham quan nhà cổ. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những ngôi nhà cổ mang phong cách đặc trưng, cổ kính, thần bí đơn cử như ngôi nhà cổ số 21 – phủ thờ dòng họ Cao Triều.
Nhà cổ số 21 nằm ở phường 5, đường Đống Đa, Thành phố Bạc Liêu. Nhà cổ Cao Triều được xem là địa điểm du lịch Bạc Liêu hấp dẫn rất nhiều du khách khi đến tham quan khám phá Bạc Liêu. Đây là một trong những ngôi nhà còn giữ được nguyên vẹn đồ nội thất bên trong. Vì thế du khách khi đến đây sẽ có cơ hội được tận mắt chứng kiến hình ảnh ngôi nhà thời xưa, thời quá khứ.
Nhà cổ số 21 được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa chủ yếu bằng 2 vật liệu chính là gỗ và gạch. Cột nhà thì được làm bằng gỗ chạm khắc hoa văn độc đáo, tinh xảo như hình con rồng, hình hoa sen…
Chỉ có dịp đến đây du khách mới có dịp được cảm nhận hết vẻ đẹp của nơi đây cũng như tìm hiểu, được biết về các câu chuyện quá khứ về dòng họ Cao Triều nổi tiếng vùng Tây Nam Bộ.
G. Đồng Hồ Thái Dương
Chiếc Đồng Hồ Thái Dương hiện đang được trưng bày ở khuôn viên tỉnh Đoàn Bạc Liêu phường 3, đường 30/4 Thành phố Bạc Liêu. Đây là chiếc đồng hồ đá có tuổi đời lâu năm được nhà Bác Vật Lưu Văn Lang tự tay làm cách đây hàng trăm năm.
Chiếc đồng hồ được gọi là đặc biệt bởi vì nó không được làm từ bất kì máy móc nào, không làm từ bất kì loại kim loại nào, chỉ được làm từ gạch và xi măng. Trên bề mặt đồng hồ có 12 chữ số La Mã để chỉ 12h trong ngày. Ở giữa tâm là một cái gờ dùng để giới hạn ánh sáng mặt trời giúp định chính xác thời gian trong ngày.
Vào lúc sáng sớm, lúc mặt trời vừa lên thì chiếc kim sẽ rọi ngay số VII. Mặt trời càng lên thì chiếc kim rọi sẽ nhích dần lên cho đến khi đạt đỉnh 12h. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là vào thời điểm trời không có nắng, âm u thì không thể biết chính xác thời gian. Tuy nhiên theo như người dẫn đoàn cho biết trong hơn 100 năm qua, chiếc đồng hồ vẫn hoạt động chính xác với độ chênh lệch thời gian so với đồng hồ điện tử là không quá 2 phút.
Xung quanh câu chuyện về chiếc đồng hồ Thái Dương vẫn còn rất nhiều câu chuyện lí thú li kì đằng sau về cuộc đời của người đã tạo ra nó, về lí do tại sao có chiếc đồng hồ này, về câu chuyện của tỉnh trưởng. Vì thế chỉ có đến tận nơi, du khách mới có thể hiểu tường tận cũng như xem tận mắt di tích lịch sử Đồng Hồ Thái Dương.
H. Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu
Nhắc đến địa điểm du lịch Bạc Liêu, chắc hẳn ai cũng sẽ truyền tai nhau rằng về đêm nên đến quảng trường Hùng Vương. Nằm ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu, trên góc nhau nhau của các tuyến đường Hùng Vương – Nguyễn Tất Thành – Trần Huỳnh, quảng trường được xem là công trình văn hóa nghệ thuật nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu và được công nhận là địa điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL .
Quảng trường từng là nơi diễn ra các lễ hội, các cuộc thi lớn như Festival đờn ca tài tử quốc gia, Dạ cổ hoài lang… Quảng trường được xây dựng, thiết kế rất là tỉ mỉ bao gồm nhiều hạng mục như đài tưởng niệm liệt sĩ, tượng đài chiến thắng Mậu Thân, cây đờn kìm cách điệu….
Lễ hội đờn ca tài tử diễn ra ở quảng trường Hùng Vương |
Về đêm ở quảng trường thu hút rất nhiều khách địa phương cũng như khách du lịch đến đây để tận hưởng không khí nhộn nhịp về đêm, để cảm nhận cái thanh thoát của gió biển thôi vào. Vì thế quảng trường trở thành một trong những địa điểm du lịch Bạc Liêu nổi tiếng.
I. Tháp cổ Vĩnh Hưng
Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia nằm tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Đây là một kiến trúc tháp cổ thuộc văn hóa Óc – Eo ở Tây Nam Bộ. Đã có rất nhiều cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học diễn ra ở đây và tìm thấy vô số tượng đá, tượng đồng, đá quí, gốm.. ở đây cho thấy sự phát triển khá lâu đời và tồn tại khá lâu của tháp cổ Vĩnh Hưng.
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng đơn giản với nền đất chỉ cao hơn 50cm với kiến trúc rất độc lạ và hoàn mỹ. Hiện tại di tích đang được trùng tu bảo vệ để trở thành một trong những địa điểm du lịch Bạc Liêu nổi tiếng trong thời gian sắp tới.
Cổ vật tìm thấy ở tháp cổ Vĩnh Hưng |
Cổ vật tìm thấy ở tháp cổ Vĩnh Hưng |
J. Một số địa điểm khác
Trên là một số địa điểm du lịch Bạc Liêu chính, và dưới đây xin giới thiệu đến các bạn thêm một vài địa điểm du lịch khác mà bạn có thể đến tham quan như :
+ Chùa Cô Bảy
+ Công viên Lê Thị Riêng
+ Tượng đài chiến thắng Bạc Liêu
+ Chợ Bạc Liêu
3. Ẩm thực Bạc Liêu – Đặc sản Bạc Liêu
Ẩm thực đương nhiên là một phần quan trọng trong những chuyến du lịch tham quan của du khách. Đến Bạc Liêu ăn gì luôn là câu hỏi đặt ra của hầu hết du khách. Sau đây là một 10 món ăn mà bạn phải thử khi đến Bạc Liêu
3.1 Lẩu mắm Bạc Liêu
Lẩu mắm được chế biến từ mắm cá sặc với nước dừa tươi. Ăn kèm thịt ba chỉ, cá ba sa, cá lóc, rau muốn, rau cần, cà tím, lục bình, so đũa, ngó sen.
Lẩu mắm Bạc Liêu - Đặc sản Bạc Liêu |
3.2 Bánh tầm ngan dừa
Đây là loại bánh đặc trưng của Bạc Liêu mà du khách nào đến đây cũng muốn một lần thử qua. Bánh tầm được làm từ bột gạo se thành từng sợi lớn. Đem hấp ăn cùng với thịt nạc, xíu mại, bì, đậu phộng, rau sống…
Bánh Tầm Ngan Dừa- Đặc sản Bạc Liêu |
3.3 Nhãn
Nhãn là loại trái cây đặc sản của Bạc Liêu với vị thanh ngọt, thơm nồng nàn. Xã Hiệp Thành là nơi có nhiều vườn nhãn ngon nhất ở Bạc Liêu với trái căng mộng, no thịt.
Nhãn đặc sản Bạc Liêu |
3.4 Bánh Xèo
Đến với Bạc Liêu, hãy tìm đến ngay quán Bánh xèo A Mật nổi tiếng ở Bạc Liêu.Đây là quán bánh xèo nổi tiếng với những chiếc bánh xèo thơm ngon, thấm vị miền tây.
|
3.5 Bún bò cay
Tuy là đặc sản của miền Trung nhưng qua bàn tay chế biến của người Bạc Liêu, bùn bò cay đã trở thành một trong những món được ưa thích đặc biệt. Bún bó phường 5 luôn đông khách và nổi tiếng Bạc Liêu
Bún Bò Cay - Đặc Sản Bạc Liêu |
3.6 Bún nước lèo
Du khách sẽ dễ dàng tìm thấy các quán bún nước lèo ở Bạc Liêu với những công thức nấu hoàn toàn giống nhau.
Bún nước lèo - Đặc sản Bạc Liêu |
3.7 Cua, ốc len, ốc mỡ
Bạc Liêu với lợi thế hơn 56km đường biển nên nơi đây rất dồi dào về nguồn hải sản sống tươi ngon. Vì thế khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống thật sự, dậy mùi biển.
cua ốc nướng - đặc sản Bạc Liêu |
3.8 Xá pấu
Thật ra xá pấu là món ăn không lạ gì bởi lẽ đó là tên gọi của người Hoa, thật ra đó chính là món củ cải muối. Nhưng với công thức đặc biệt, món củ cải muối này có vị hoàn toàn khác biệt. Món được ăn cùng cháo trắng đậu phụ.
Xá Pấu - Đặc Sản Bạc Liêu |
3.9 Bồn Bồn
Chắc chắn bạn đã nghe đến dưa bồn bồn nổi tiếng . Nếu chưa được thử, hãy đến ngay Bạc Liêu thưởn thực món bồn bồn xào tôm thịt, bồn bồn nấu canh, nấy lẩu, bồn bồn làm gỏi. Ngon hết chỗ chê luôn đấy nhé.
Bồn Bồn - Đặc sản Bạc Liêu |
3.10 Ba khía
Ba khía không có lạ lẫm gì đối với những du khách hay đi biển. Tuy nhiên ba khía vùng nước lợ này qua bàn tay chế biến công phu đã trở thành một món ăn hết sức dư vị, xa hoa. Cảm giác cay nồng của ớt, mặn vị muối, ngọt của ba khía, tất cả sẽ hòa quyện cho bạn có một cảm giác ngon đến lạ thường.
Ba Khía - Đặc Sản Bạc Liêu |
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết. Cám ơn các bạn đã chia sẻ. Và đặc biệt cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến để mình hoàn thành bài viết tốt nhất để giới thiệu đến quí bạn đọc các địa điểm du lịch nổi tiếng ở 64 tỉnh thành ở Việt Nam. Mọi đóng góp ý kiến các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail ilovengoc8@gmail.com.
Chân thành !
Post a Comment